Bảng tin

Thứ Hai, 8 tháng 3, 2010

Nhựt ngữ Loa phường

Huy bầu có lần nói chiện mới một ông giáo tiếng Nhựt trường Kyoto Gaidai. Thâm niên hơn hai chục năm, đã từng dạy không dưới ngàn đứa sinh viên nước ngoài, uy tín nhẽ không phẩy nghi ngờ. Huy bầu hỏi, sinh viên nước nầu học Nhựt ngữ giỏi nhứt? Ông giáo bẩu, bọn Hàn. Huy bầu hỏi, rùi đến bọn nầu? Ông giáo bẩu, bọn Khựa. Huy bầu hỏi, rùi đến bọn nầu? Ông giáo bẩu, còn lại xêm xêm nhau cả.

Bọn Hàn giỏi tiếng Nhựt giỏi là chiện đương diên. Ngữ pháp Hàn mới Nhựt y chang. Phát âm cũng na ná. Học sinh Hàn học chữ Hán ở trường, giống như học sinh An nam học Giáo dục công dân vậy.

Bọn Khựa học tiếng Nhựt cũng dễ. Tuy chữ Hán mà Khựa đương dùng là giản thể, nhiều chữ trông khác chữ phồn thể của Nhựt, dưng khác biệt không lớn. Sinh viên Khựa mù tiếng Nhật vưỡn có thể đọc hiểu được nửa bài báo, học tiếng Nhật sáu tháng thì nói chiện được, học một năm thì tán được gái Nhựt.

Sau Khựa mới cả Hàn, Huy bầu nghĩ An nam là có lợi thế nhứt. Tuy không dùng Hán tự dưng âm Hán Việt trong tiếng An nam vưỡn tràn ngập ra đấy. Hơn nữa, phần lớn chữ Hán đọc theo lối on tiếng Nhựt nghe giống tiếng Việt hơn cả tiếng Khựa. Hơn hơn nữa, cả An nam và Nhựt đều chịu dững ảnh hưởng sâu đậm của Khựa về văn hóa và ngôn ngữ, vì thế hiển nhiên phải có nhiều điểm tương đồng.

Thử lấy vài ví dụ nhế. Trăm nghe không bằng một thấy, nhể?

Ờ, lấy ngay cái câu “Trăm nghe không bằng một thấy” í. Nguyên gốc tiếng Khựa là — 百聞不如一見 (Nhất bách văn bất như nhất kiến). Nhựt Bẩn nói 「百聞は一見に如かず」(Hyakubun wa ikken ni shikazu). Giống nhau nhể?

Cái sự giống nhau í có thể nói là gà cùng một mẹ, đồng hội đồng thuyền. Cái sự đồng hội đồng thuyền í, thành ngữ tiếng Khựa bẩu 呉越同舟 (Ngô Việt đồng thuyền), người Nhựt đọc theo lối Nhựt “goetsu dōshu”.

Dững cái đại loại dư vừa kể nhẽ bổ ích cho việc học tiếng Nhựt phết. Nói chiện mới bọn Nhựt mà bi bô vài được vài câu thành ngữ thì bọn bỏn cũng nể phết. Phát âm dững câu thành ngữ nầy khí giống tiếng An nam, nghĩa của chúng cũng dễ hiểu vì thành ngữ An nam cũng có dững câu tương tự. Có thể nói ở điểm này, sự tương đồng về văn hóa đã tạo thuận lợi nhớn cho việc học ngôn ngữ, chẳng khác gì vẽ rắn thêm chân, Khựa nói 画蛇添足 (Họa xà thiêm túc) tiếng Nhựt đọc là "gada tensoku" hoặc vắn tắt "da soku" cũng được.


Rất nhiều câu thành ngữ tiếng Nhật gốc Khựa có 4 âm tiết, bằng trắc cân đối, lên bổng xuống trầm, gọi là四字熟語 (Tứ tử thục ngữ). Ví dụ một số thục ngữ thuộc dạng dễ nhớ dễ thuộc:

一石二鳥  = isseki nicho = nhất thạch nhị điểu = Một đá hai chim, một mũi tên trúng hai đích.
自業自得 = jigo jitoku = tự nghiệp tự đắc = Tự làm tự chịu.
優柔不断 = yuju fudan = ưu nhu bất đoạn = Lưỡng lự lăn tăn.
八方美人 = happo bijin = bát phương mỹ nhân = Người thích làm vừa lòng tất cả mọi người, Loa phường dịch Ca ve dư luận.
危機一髪 = kiki ippatsu = nguy cơ nhất phát = Ngàn cân treo sợi tóc.
油断大敵 = yudan taiteki = du đoạn đại thích = Cái sẩy nẩy cái ung.

Một số thành ngữ tuy cũng có 4 chữ nhưng đọc lên có nhiều hơn 4 âm tiết thì không được tính là Tứ tử thục ngữ. Ví dụ, 泥縄式だ (doro nawa shiki da) là dạng vắn tắt của 泥棒を捕えて繩をなう (dorobo wo toraete nawa wo nau) nghĩa là bắt được trộm mới tìm dây thừng, thành ngữ An nam bẩu "Mất bò mới lo làm chuồng".

Còn nhiều nữa nhiều nữa nhiều nữa, dưng Huy bầu không muốn kể nể, thanh niên nầu hứng thú thì có thể tự tìm hiểu ở đây.

Cuối cùng, xin tặng nam thanh niên phường ta một câu nhẽ thiết thực cho quý vị:

英雄は色を好む = eiyu wa iro wo konomu = Anh hùng bất quá mỹ nhân quan.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ý kiến nhưn dưn

Dân số phường

Thư viện phường