Bảng tin

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2010

Vi Đeo Chất Nghệ (tiếp & hết)

(Phần trước xem ở đây)

Triển lãm Vi Đeo Chất Nghệ của sinh viên năm 3 khoa làm phim Đại học Tinh Hoa (tiếng Nhựt Bẩn gọi Seika) mở tại trường cấp 1 Lập Thành (tiếng Nhựt Bẩn gọi Rissei).

Trường cấp 1 Lập Thành nằm cạnh con mương chạy dọc phố Mokuya, con phố bất hủ nối liền Sanjo mới Shijo. Huy bầu đã từng văn vở về con phố nầy ở đây.

Chủ đề của triển lãm được thể hiện ở ngay lối vầu:


Triển lãm lần này trưng bầy tác phẩm của 7 nhóm sinh viên. Tác phẩm thứ nhất có tên "Three Dimensional" (Ba chiều). Như đã nói trong bài trước, ngôn ngữ chính của Vi Đeo Chất Nghệ là hình ảnh. Tuy diên, âm thanh cũng đóng vai trò cực quan trọng trong các tác phẩm. "Three Dimensional" là một thử nghiệm về cách xử lý âm thanh để tạo hiệu quả 3 chiều, giúp khán giả cảm nhận được chuyển động của các đối tượng trong phim chân thực hơn.

Tác phẩm thứ hai mang tên "Ultra Miracle Ba-ku Story", tức Câu Chiện Về Con Mô Siêu Phàm. Trong triền thuyết Nhựt Bẩn, mô là con thú chiên ăn dững giấc mơ của con người. 

Lối vầu gian trưng bầy Câu Chiện Về Con Mô Siêu Phàm:


Sau khi bước vầu cửa (được hóa trang thành miệng con thú) người xem phải lần theo một lối đi ngoắt ngoéo dích dắc. Trong bụng con thú, âm nhạc và ánh sáng sẽ giúp người xem tái ngộ dững giấc mơ đã bị con thú ăn mất. Liêu trai phết.


Tác phẩm thứ ba có tên "Locker", Loa phường dịch nôm Tủ Áo. Đây là một tác phẩm mang nhiều ký ức về thuở học trò. Ở Nhựt, mỗi đứa trẻ được giao cho một tủ áo để chứa các vật dụng cá nhân như quần áo, sách vở khi ở trường. Tủ áo, vì thế, là nơi cất giữ dững kỷ niệm học trò, dững bí mật riêng tư, dững niềm vui bé bỏng, dững hoang mang mới lớn và sợ hãi vô cớ.


Bên trong chiếc hộp - tủ áo được bày biện như một căn phòng. Nhốt mình trong hộp và xem đoạn phim trong tiếng tích tắc đồng hồ đếm thở, người xem sẽ có vài phút trải nghiệm trạng thái tự kỷ. Tao nhã phết.


Một tác phẩm khác được nhiều người chú ý là "SNSREWAEA". Tên tác phẩm được tạo từ những chữ cái do các thành viên của nhóm bốc thăm ngẫu nhiên. Chẳng ý nghĩa mẹ.

Không gian tác phẩm được sắp đặt như một phòng học, có cả khu chơi xếp hình cho trẻ. Dững công trình lắp ghép từ dững mẩu bút chì, quyển vở hay cục tẩy vưỡn còn dang dở.


Khi người xem vừa bước vầu, đèn tắt phụp, máy chiếu bật lên. Đoạn phim tả cảnh chúng em vui chơi trên sân trường. Dững cột cao, dững cầu trượt, dững xà lệch xà đơn trong phim là bóng đen của chính các công trình bút chì, công trình quyển vở hay công trình cục tẩy do máy chiếu tạo ra. Dững công trình dang dở.


Tác phẩm thứ năm của triển lãm có tên "MEK"RU", một cách chơi chữ của từ tiếng Nhựt めぐる, nghĩa là sự quay vòng, hay luân hồi. Tác phẩm là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa không gian thực và đồ họa. Hình ảnh đồ họa được phóng chiếu lên nền và khuôn tạo sẵn, tạo các chuyển động ảo cho đồ vật. Dững cuốn sách miệt mài chuyển từ chồng này sang chồng kia như thể có ai đó đang sắp xếp lại chúng. Bản nhạc trên giá lật giở. Chiếc kim đồng hồ chạy ngược. 

Những chuyển động này ngừng phắt lại khi có người bước vầu phòng. Dư thể có ma.


Ở góc khác của căn phòng tối, dững áng mây trắng trôi qua khung cửa sổ ảo nhẹ nhàng như con cá vàng. Hiu hiu hiu hiu.


Tác phẩm thứ sáu là một tác phẩm Đơn Kênh điển hình. Nó gần như một bộ phim ngắn, kể lại câu chiện giữa hai cô gái. Nội dung chính xác thì Huy bầu không hiểu nắm. Phim sử dụng nhiều kỹ xảo phổ thông. Điểm đặc sắc nhất nhẽ là phần nhạc phim do chính dững sinh viên làm phim viết,  nhí nhảnh phết.


"History" (Lịch sử) là tên tác phẩm cuối cùng được trưng bày ở triển lãm. Mô típ lối đi của Câu Chiện Về Con Mô Siêu Phàm lại được nhìn thấy ở đây. Dững bức mành vải ta gặp trên lối đi gợi sự liên tưởng đến dững dấu mốc trên đường đời.


Đến cuối con đường, ta gặp một đống lù lù bằng xốp. Ta được mời để lại dấu tay của mình lên đó. Nhẽ tác giả muốn hỏi, ê thằng kia mầy đã để lại gì cho đời trước khi xuống mộ? Chầm ngâm phết.


Bấu cấu này được hoàn thành với sự giúp đỡ tài liệu và hướng dẫn tận tình của nữ nghệ sỹ Em Hà. 
Loa phường chân thành cảm ơn nữ nghệ sỹ.



4 nhận xét:

Aministrator nói...

Nghe Huy bầu tả cứ như chính mình đang được lão dắt tay đi qua từng khoang một ấy nhỉ? Nếu trường VN có tủ áo chắc tủ của Huy bầu có một sấp những kỷ niệm, giận hờn vu vơ và tiếc nuối ơ hờ của ... lắm nhỉ?

Cảm ơn Huy bầu về entry sặc mùi nghệ thuật này!
PS: Cái nhà này đối diện trụ sở công an phường anh hở?

Huy bầu nói...

@Diện: Đối với dững triển lãm dư này, nhẽ mỗi người tự mình đi xem và có cảm nhận riêng thì hay hơn. Mỗi tác phẩm nghệ thuật có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, cái đống xốp cuối bài, trông cũng giống kim tự tháp, vì thế "History" lại có thể là một cách hiểu về lịch sử nhưn loại. Đại khái thế.

PS: Ừa đúng. Trước sảnh ngôi nhà nầy buổi tối hay có 1 ban nhạc jazz ngồi chơi.

namazu nói...

Quả hình ảnh chất nghệ của bro hay, đúng chất nghệ. Nhứt là ảnh cuối.
Khi nào lại tổ chức thì em Hà pót lên cho pà con biết nhé.

Huy bầu nói...

@Nam: Namazu công nhận tinh mắt. Anh cũng ưng ý mới quả chân dung nữ nghệ sỹ. Chụp chộm đới.

Đăng nhận xét

Ý kiến nhưn dưn

Dân số phường

Thư viện phường