Bảng tin

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2010

Máy tính, kinh tế học và Kyoto

Đầu tuần làm tý hàn nâm lấy phong độ. Huy bầu vừa đọc cái nầy, thấy hay hay.


1. Kiến Trúc A:

Trong khoa học máy tính, Kiến trúc A là kiến trúc phần cứng có một bộ nhớ để chứa cả lệnh và dữ liệu và một bus để chuyển dữ liệu vào và ra đơn vị xử lý trung tâm (CPU) .CPU có thể đọc một lệnh, hoặc đọc/ghi dữ liệu từ bộ nhớ. Tuy vậy, hai quá trình tương tác với lệnh hoặc với dữ liệu không thể thực hiện cùng lúc. Một bộ lọc sẽ giúp máy tính thực hiện các nhiệm vụ một cách tuần tự. Tất cả các máy tính cá nhân thanh niên phường ta đang sử dụng đều có Kiến Trúc A. Tóm lại, cực quan trọng.

2. Lý Thuyết B:

Cho đến thập niên 1930, kinh tế học dường như sử dụng rất nhiều toán và số liệu, chủ yếu để đưa ra dững công thức chính xác dưng vô dụng. Kinh tế học vầu thời điểm nầy giống như vật lý học vầu thế kỉ 17: Vưỡn đang chờ sự phát triển của một ngôn ngữ thích hợp để diễn tả và giải quyết các vứn đề của mình. Vật lý học, dĩ nhiên, đã tìm ra phép tính vi tích phân. Còn kinh tế học đã tìm ra Lý thuyết trò chơi, sau đây gọi là Lý Thuyết B.

Lý Thuyết B là một nhánh của Toán ứng dụng. Nó nghiên cứu các tình huống chiến thuật trong đó các đối thủ lựa chọn các hành động khác nhau để cố gắng làm tối đa kết quả nhận được. Ban đầu được phát triển như một công cụ để nghiên cứu hành vi kinh tế học, ngày nay Lý Thuyết B được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, từ Sinh học tới Triết học, rùi cả Chính trị học, Đạo đức học, Điều khiển học và nhiều học khác nữa. Tóm lại, cực cao siêu.

3. Đề Xuất C:

Đối với thanh niên phường ta, nhẽ không cần phải nhiều nhời để ca ngợi vẻ đẹp của Kyoto, nhở?

Nhờ dững di sản long lanh mà nó cất giữ, Kyoto là một trong số rất ít thành phố của Nhựt bửn không bị Mẽo nhợn ném bom trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Oái oăm thay, cũng chính vì thế, vầu cuối cuộc chiến, nó lọt vầu danh sách các thành phố được Mẽo nhợn xem xét để cho ăn một quả bom nguyên tử. Lý do rất đơn giản: Người Mẽo muốn uýnh giá chính xác nội công của bom nguyên tử, nên thành phố nầu đã bị sứt mẻ ít nhiều do bom thường sẽ không được xét chọn. Nếu chọn nó thì sau nầy ai biết được vết sứt ấy là do bom thường hay bom nguyên tử gây ra mà phân tích uýnh giá, nhở?

Tháng 5 năm 1945, Ủy Ban Lựa Chọn Mục Tiêu thuộc bộ quốc phòng Mẽo lấy ý kiến của các thành viên. Một đề xuất, sau đây gọi là Đề Xuất C, đã ưu ái chọn Kyoto làm mục tiêu số 1. Đề xuất này được nhiều thành viên khác ủng hộ.

Thanh niên phường ta nghĩ xem, điều gì sẽ xảy ra nếu Đề Xuất C được thông qua? Đương diên, cực bi thảm.

4. Kết:

Đến đây, thanh niên phường ta sẽ thắc mắc, dững chiện trên liên quan gì với nhau?

Trả lời luôn: Tác giả của Kiến Trúc A, Lý Thuyết B và Đề Xuất C là cùng một người.

Thanh niên phường ta nhẽ biết người nầy rùi nhở?


9 nhận xét:

Aministrator nói...

Thanh niên phường phải cảm ơn anh Sơn lắm lắm ấy nhỉ? Không thì giờ ban nhạc KK có mà ngồi cạnh hố bom chơi nhạc vàng rồi! :D

Huy bầu nói...

@Diện: Diện bầu dân Kinh tế chắc biết vĩ nhân nầy chứ?

Aministrator nói...

Kyoto là lựa chọn đầu tiên của bác nầy! May mà Xờ tim Sơn ảnh gạt đi, không thì giờ cũng chẳng có chiếu formology nầu ở cả Yoskat nữa bro nhỉ?
Vài nét về bác nầy sao y trên wiki

Vào năm lên sáu tuổi, cậu bé có thể chia hai số với 8-chữ số nhẩm trong đầu vào nói chuyện với cha bằng tiếng Hy Lạp cổ.

Vào lúc lên tám, cậu đã biết rất nhiều về một ngành toán gọi là giải tích; lúc mười hai tuổi cậu có thể được xem là ở mức trên đại học.....có thể nhớ chỉ bằng cách lướt nhìn qua trang sách.

Huy bầu nói...

@Diện: Đúng tển đới. 27 tuổi, tển được mời vầu sinh hoạt cùng chi bộ với Anh Tanh và 2 tên nữa ở Viện Nghiên kíu Tiên Phong Princeton. Thiên tài của tển là bất khả tranh cãi.

Ti diên, với Đề xuất C, tển đã chứng tỏ rằng thiên tài nầu cũng có thể phạm dững sai lầm cực ngu xuẩn. Rất may, cơ chế làm việc của Mẽo nhợn là đã loại bỏ được dững ngu xuẩn cá nhân và đưa ra được dững giải pháp tốt hơn. Bài học rút ra là một hệ thống tốt là hệ thống không dựa hẳn vầu bất cứ cá nhân nầu dù cho đó có là thiên tài giời đi nữa.

Aministrator nói...

Đồng ý với bro! Bọn Mẽo cũng hay vì nó cứ để những cu như tển đạt cực khoái (trong ngâm cứu) cái đã rồi dẹp gì dẹp! Thế nền khoa học nó mới lên đỉnh được bro nhỉ? :D

Huy bầu nói...

@Diện: Anh đang nói cái cơ chế của bộ quốc phòng Mẽo í. Ủy ban Lựa chọn Mục tiêu nói trên gồm 13 người:
1)General Farrell
2)Dr. C. Lauritsen
3)Colonel Seeman
4)Major Derry
5)Captain Parsons
6)Dr. Ramsey
7)Dr. Dennison
8)Dr. von Neumann
9)Dr. Stearns
10)Dr. Wilson
11)Dr. Tolman
12)Dr. Penney
13)Dr. Oppenheimer

trừ 5 quân nhân, còn lại là 8 khoa học gia đầu to bằng cái thúng. Dưng ko có nghĩa là bỏn đã nói là đúng. Mục tiêu số 1 của bọn bỏn cuối cùng ko được chọn vì dững lý do nhưn văn. Đấy nhế, khoa học đương diên là quan trọng dưng vưỡn phải có nhưn văn. Nếu ko thì loài người tiệt chủng mẹ.

Aministrator nói...

Đúng rồi bro! Ý iem lại muốn nói về sự khấc nhâu giữa Mẽo với Mèo và Chuột thoai mừ! Thế nên nhìu Mèo to Chuột cống đều thành Mẽo hết í ạ!

namazu nói...

Thiệt ra, việc lựa chọn Kyoto của hội phỏm 13 người vào tốp ten cũng không phải là việc làm ngu xuẩn. Việc ngu xuẩn là việc thành lập cái hội phỏm đó. Đã oánh phỏm rồi thì hay chọn chỗ dâm mát, có nhiều cây cối, tránh sự để ý của cảnh sát. Nên thế bị ảnh hưởng, chọn sừ nó Kyoto.

Còn việc anh Sơn ri dếch Kyoto ra khỏi danh sách là vì, tuần trăng mật của anh ấy ở đó. Dội bom vào thì mất dấu, không biết nơi nào anh ấy với vợ treo chìa khóa tình yêu. Có khi trên cầu Gojo cũng nên. Mất dấu, vợ uýnh chết.

Huy bầu nói...

@Nam: Ừa, tên Sơn đa cẩm phết. Vụ ổ khóa tình yêu của tển nhẽ có thật đới: http://www.flickr.com/photos/pacifist/2575639666/

Hệ hệ...

Đăng nhận xét

Ý kiến nhưn dưn

Dân số phường

Thư viện phường